Thiết kế hệ thống tưới tự động |
Bước 1: Khảo sát, đo đạt thu thập các số liệu liên quan đến thiết kế hệ thống tưới tự động.
Bước 2: Xác định nhu cầu - thiết kế cho tưới tự động cho lạo cây gì? Rau, hoa quả, cây ăn trái, cây công nghiệp hay thảm cỏ cây xanh cho sân vườn.
Bước 3: Phát thảo bản vẽ, tính toán thủy lực, tổn thất đường ống, van, chọn công suất bơm đúng với lưu lượn và áp suất yêu cầu.
Bước 4: Lập dự toán chi phí vật tư đầu vào chính xác để đưa ra mức đầu tư cho tưới tự động.
Bước 5: Thi công theo bản vẽ và dựa trên chi phí dự toán.
Chi tiết thiết kế hệ thống tưới tự động:
Bước 1: Khảo sát khu tưới tự động.
Đo đạt diện tích đất cần tưới:
Việc đầu tiên là đo đạt khu diện tích cần tưới. Biết chính xác chiều dài, chiều rộng, độ cao sườn dốc. nhằm tính tổng diện tích cây cỏ cần tưới. Nếu những khu đất đồi dốc ta sẽ thiết kế ống chạy dọc theo đường đồng mức.
Bước 2: Phát thảo bản vẽ khu đất đã đo trên giấy.
Cách vẽ ra giấy:
Dùng cây thước chia vạch mm, vẽ từng chiều dài và rộng diện tích đất tưới tự động. Mỗi m đất tương đương 1mm trên thước.
Các dự liệu liên quan:
Hình dạng khu đất để thiết kế tưới tự động, loại đất gì? đất cát, sét hay cát pha set.(nhằm tính toán thời lượng tưới) và chi phí nhân công đào đất.
Nguồn nước lấy từ đâu: Nước suối, ao, hay nước giếng khoan, đối với tưới cỏ sân vườn thì lấy từ bồn hay nước từ ống thủy cục.
Nguồn điện: 1 pha hay 3 pha dùng bơm. Nếu vùng không có điện thì dùng máy nổ công suất bao nhiêu?
Bước 3: xác định chu cầu về nước của cây và lựa chọn hình thức tưới tự động cho cây.
Mỗi loại cây trồng có nhu cầu về nước khác nhau. Làm sao khi nước tưới sẽ thấm đến bộ rể của cây. Theo nghiên cứu tán lá xòe đến đâu thì rể cây dưới đất lan ra tới đó. Cây non nhỏ cần ít nước hơn cây trưởng thành, cây lớn. Hướng dẫn thiết kế hệ thống tưới tự động
Căn cứ vào nhu cầu nước của từng loại cây tính toán lượng nước tưới cho cây. cây nào nên dùng béc phun mưa nào là phù hợp.
Nếu tưới rau, lan, tưới cỏ, cây cần phun tạo độ ẩm và làm mát tán nên chọn béc phun mưa.
Cây ăn trái, cây bóng mát, cây công nghiệp cần tưới nhỏ giọt.
Có những loại cây công nghiệp, cây ăn trái kết hợp phun tia và tưới nhỏ giọt tại gốc.
Ngoài ra để giảm chi phí đường ống những diện tích rộng ta dùng phun tia bằng súng bắn bán kính lên đến >20m, sân vận động, sân gôn dùng vòi phun rotor.
Tùy nhu cầu từng loại cây, từng loại đất trồng ta nên tưới nhiều hay ít lần.
Đối với cây thân mềm, rau, lan, cỏ bộ rể cạn nên tưới nhiều lần trong ngày.
Đất cát và đất cát pha sẽ chia thời lượng tưới trong ngày.
Đối với cây ăn trái, cây công nghiệp như cafe, ca cao, những cây có rể sâu cần tưới ít lần hơn nhưng mỗi lần tưới lưu lượng nước nhiều để nước thấm xuống bộ rể.
Ta nên chọn vòi phun mưa, béc phun mưa tưới tự động nào có lưu lượng thấp, vòi phun béc tưới phải có áp, nhưng bán kính phù hợp với từng loại cây.
Cùng 1 công suất bơm tưới, vòi, béc phun mưa có lưu lượng nhỏ sẽ cho ta tưới với diện tích rộng hơn, ta chỉ cần tăng thời gian tưới lên. Vòi phun, béc tưới có áp sẽ phân bố đều nước nơi đầu nguồn và cuối nguồn.
Bước 4: Bố trí tính toán chọn đường kính ống và công suất bơm tưới tự động cho phù hợp.
Việc bố trí ống chính và ống nhánh sao cho phù hợp về đường kính và chiều dài thì áp suất nước tại vòi phun, béc tưới đều nhau, và lượng nước tưới cho cây đủ và đều nhau.
Có 2 cách bố trí đường ống hệ thống tưới tự động:
Cách 1: bố trí mạng cụt ( Ống chính đi xuyên chiều dài diện tích).
Cách 2: Bố trí mạng vòng (Xung quanh diện tích tưới là ống chính).
Nhận xét : Mạng vòng chi phí ống chính tăng, nhưng áp suất trong toàn hệ thống tưới cân bằng, bố trí đều.
Bước 5: Dựa vào các thông tin khảo sát, bản thiết kế ống, vòi, van, bơm lập bảng chi phí vật tư và nhân công cho toàn hệ thống.
Bước 6: Thi công công trình trên cơ sở thiết kế tưới tự động hoàn thành.
Video hệ thống tưới tự động
Xem thêm Hướng dẫn thiết kế hệ thống tưới cảnh quan
Xem thiêm thiết bị tưới tự động qua website: http://irrigation.com.vn/
Post a Comment